Máy CNC là gì? Tìm hiểu về máy CNC từ A-Z

Nội dung

Máy CNC với công nghệ tiên tiến đã mang lại ngành cơ khí công nghiệp những sản phẩm được gia công với độ chính xác cao và chất lượng tốt hơn. Việc sở hữu máy móc có công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh đồng thời đáp ứng nhanh mọi nhu cầu gia công, chế tạo từ đơn giản đến phức tạp.

Cùng đọc bài dưới đây để hiểu rõ hơn về máy CNC là gì? Cũng như những công dụng tuyệt vời và những lưu ý giúp doanh nghiệp dễ dàng chọn mua .

1. CNC là gì?

Định nghĩa CNC 1

“CNC – viết tắt cho Computer(ized) Numerical(ly) Control(led) (điều khiển bằng máy tính). Đề cập đến việc điều khiển bằng máy tính các máy móc khác với mục đích sản xuất (có tính lặp lại) các bộ phận kim khí (hay các vật liệu khác) phức tạp, bằng cách sử dụng các chương trình viết bằng ký hiệu chuyên biệt theo tiêu chuẩn EIA-274-D, thường gọi là mã G. CNC được phát triển cuối thập niên 1940 đầu thập niên 1950 ở phòng thí nghiệm Servomechanism của trường MIT” – Theo Wikipedia.

2. Máy CNC là gì?

Máy CNC là máy công cụ thực hiện gia công (cắt, gọt, phay,…) các vật liệu (kim loại, nhựa, …) nhằm sản xuất ra các sản phẩm (chi tiết, bộ phận của máy móc) có thông số kỹ thuật chính xác cao.

Máy ra đời đầu tiên năm 1970’s là bước tiến lớn so với máy NC. Máy được điều khiển tự động bằng hàng loạt các lệnh được mã hóa qua công nghệ CNC (tên tiếng anh là Computer Numerical Control).

 

Định nghĩa máy CNC

3. Cấu tạo cơ bản máy CNC là gì?

Mỗi loại máy sẽ có cấu tạo khác nhau tuy nhiên hầu hết các máy đều gồm 2 phần:

Cấu tạo máy CNC

3.1 Phần chấp hành

Là bộ phận trực tiếp tham gia cắt gọt các kim loại để tạo hình chi tiết. Gồm dụng cụ cắt kim loại và một số bộ phận tham gia quá trình gia công tự động như:

  • Đế máy.
  • Thân máy.
  • Bàn máy.
  • Trục chính.
  • Dẫn hướng.
  • Trục vit me, đai ốc.
  • Bộ phận thay dao tự động.
  • Các bộ phận khác (tha dầu bôi trơn, súng nước làm mát,…).

 

Bộ phận chấp hành máy CNC

3.2 Phần điều khiển

Các bộ phận thực hiện truyền nhận tín hiệu, điều khiển hoạt động của phần chấp hành. Phần điều khiển gồm các phần cơ bản như:

Các cụm điều khiển chính trên máy (Cụm điều khiển MCU, Cụm dẫn động)
Các loại động cơ trên máy (Động cơ 1 chiều, động cơ xoay chiều, động cơ bước, động cơ servo,..)

Bộ phận hệ điều khiển CNC 1

4. Các loại máy CNC được sử dụng phổ biến hiện nay?

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại máy khác nhau. Có thể phân loại máy theo nhiều cách như: dạng công cụ hay phương pháp cắt gọt. Hoặc phân theo số trục như: máy CNC 3 trục, 4 trục, 5 trục,…

Dưới đây là một số loại CNC được sử dụng phổ biến:

4.1 Máy phay CNC

Loại máy phay CNC

 

4.2 Máy tiện CNC

Loại máy tiện CNC

4.3 Máy khoan CNC

 

Loại máy khoan CNC

4.4 Máy mài CNC

Loại máy mài CNC

4.5 Máy chấn CNC

 

Loại máy chấn CNC

4.6 Máy cắt dây CNC

Loại máy cắt dây CNC

4.7 Máy bào rãnh V CNC

Loại máy bào rãnh V CNC

4.8 Máy đột dập CNC

Máy đột dập CNC

4.9 Máy xung điện EDM CNC

Loại máy EDM CNC

Để hiểu rõ hơn từng loại máy các bạn có thể xem thêm bài viết các loại máy CNC thông dụng nhất hiện nay.

5. Quy trình gia công CNC?

Được phát triển từ quy trình gia công điều khiển số (NC) sử dụng các thẻ băng đục lỗ. CNC là quy trình sản xuất sử dụng các điều khiển máy tính để vận hành và thao tác máy công cụ để cắt tạo hình từ các nguyên vật liệu (Kim loại, nhựa, gỗ,composite,..).

Mặc dù quy trình gia công của mỗi loại máy có nhiều khả năng và nguyên lý hoạt động khác nhau, nhưng các nguyên tắc cơ bản của quy trình vẫn giống nhau. Quy trình gia công CNC cơ bản bao gồm 5 giai đoạn:

  • Thiết kế mô hình CAD: Thiết kế các bản vẽ 2D và 3D bằng các phần mềm CAD/CAM.
  • Chuyển đổi tệp CAD: sang chương trình CNC: Sử dụng các phần mềm Chuyển đổi từ các bản vẽ hình học sang các mã lệnh lập trình kỹ thuật số CNC (G,M).
  • Chuẩn bị máy CNC: Kiểm tra máy và gắn các công cụ gia công phụ hợp như (Dao phay, dao tiện..).
  • Thực hiện hoạt động gia công: Chương trình CNC hoạt động hướng dẫn máy thực hiện các chức năng thao tác gia công, di chuyển,…
  • Giám sát hoạt động gia công: Để đảm bảo quá trình gia công an toàn và ổn định. Các kỹ sư giám sát quá trình vận hành gia công CNC.

Các bước gia công CNC

6. 9 Ưu điểm và 2 nhược điểm

Ưu điểm

Nhược điểm 

  • Vận hành, giám xác dễ dàng hơn nhờ có phần mềm, màn hình, bàn phím cùng nhiều thiết bị khác.
  • Không phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm kỹ sư vì máy với công nghệ CNC tiến tiến có khả năng thực hiện gia công hoàn toàn tự động.
  • Độ chính xác máy CNC cao có dung sai lên đến +|- 0.001 mm so các công cụ truyền thống có dung sai  +|- 0.1 mm.
  • Máy có thể gia công công biên dạng các hình phức tạp. Các đường cong uốn lượn hay các cấu trúc 3 chiều, 5 chiều,.
  • Thời gian cắt gọt ổn định do máy có thể hoạt động liên tục với tần suất cao.
  • Máy có tốc độ xử lý cao, tăng năng suất gia công sản xuất các sản phẩm.
  • Có thể làm việc đồng bộ các thiết bị sản xuất khác như robot, băng tải, thiết bị đo,.. trong hệ thống sản xuất.
  • Trao đổi thông tin trong mạng máy tính từ mạng cục bộ (Lan) đến mạng diện rộng (wan) và internet.
  • Giá máy CNC cao hơn so với các máy gia công truyền thống.
  • Yêu cầu kỹ sư phải có kiến thức về lập trình CNC và kinh nghiệm trong gia công cơ khí.

 

Ưu điểm máy CNC

7. Công dụng và ứng dụng máy CNC?

Tùy vào mỗi loại máy sẽ có công dụng khác nhau như: Cắt gọt, phay, tiện, khoan, taro,..

Máy gia công được nhiều nguyên vật liệu (sắt, thép, kim loại,…) từ đó tạo ra các chi tiết sản phẩm.

Công dụng máy CNC

Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như:

Trong các lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng và lắp ráp các loại xe, máy còn được sử dụng để gia công các khuôn đúc,…
Trong các ngành hàng không, hàng hải, vũ trụ, năng lượng, cơ khí, công nghiệp sản xuất,…. ứng dụng gia công sản xuất các chi tiết, bộ phận máy móc với độ chính xác cao.

Ứng dụng máy CNC

8. Mua máy CNC cần quan tâm gì?

Dưới đây là một vài thông tin cần quan tâm khi chọn mua máy CNC:

Nhu cầu gia công của nhà máy của doanh nghiệp.
Việc xác định rõ nhu cầu gia công sẽ giúp doanh nghiệp chọn được loại máy phù với tính năng. Qua đó đáp ứng nhu cầu gia công hiện tại và cả phát triển trong tương lai.

  • Xác định ngân sách đầu tư.
    Xác định ngân sách tối thiểu và tối đa để đầu tư máy. Nếu loại máy phù hợp nhà máy nhưng có giá vượt quá ngân sách, các doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức mua máy CNC cũ hoặc máy CNC trả góp. Doanh nghiệp có đủ nguồn lực nên đầu tư các máy chất lượng để năng suất cao hơn.
  • Các hãng máy nổi tiếng.
    Nên chọn các hãng máy nổi tiếng và uy tín để đảm bảo chất lượng máy cũng như có được dịch vụ bảo hành bảo dưỡng tốt sau này.
  • Chọn loại máy phù hợp.
    Bước này rất quan trọng, các doanh nghiệp phải tính toán và lựa chọn các máy có năng suất vừa đáp ứng cho nhu cầu gia công hiện tại và vừa phù hợp với nhà máy sau này khi phát triển hơn. Có thể quan tâm đến các thông số máy, khả năng gia công, độ chính xác, và năng suất gia công.
  • Tìm hiểu nơi bán uy tín.
    Nên chọn các địa điểm mua uy tín hoặc là đại lý phân phối của các hãng máy CNC nổi tiếng.

Mua máy CNC cần quan tâm gì

9. Giá máy CNC có đắt không?

Giá máy CNC sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: thiết kế, khả năng gia công, các thông số kích thước và kỹ thuật của máy,…

Với một vài hãng CNC giá sẽ bao gồm cả các dịch vụ hỗ trợ như vận chuyển, chuyển giao công nghệ, bảo hành, bảo dưỡng,… Một số hãng khác ngoài việc giá mua máy doanh nghiệp sẽ chi thêm các khoản phí dịch vụ khác.

Doanh nghiệp không nên chọn các máy quá rẻ mà phải kiểm tra kỹ và hỏi rõ các thông tin cần quan tâm như trên. Ngoài ra với các máy cũ doanh nghiệp nên kiểm tra cẩn thận tình trạng và khả năng của máy.

Các doanh nghiệp nên cân nhắc đầu tư cho sự phát triển lâu dài của công ty.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về Máy CNC cũng như một vài lưu ý nhỏ giúp doanh nghiệp đầu tư mua máy hiệu quả.

MAYCNCNHAPKHAU hiện là một trong những nơi cung cấp máy CNC uy tín nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Mọi thông tin thắc mắc, tư vấn đặt hàng doanh nghiệp có thể để lại thông tin hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại….

TƯ VẤN & BÁO GIÁ

Cảm ơn vì đã quan tâm
Vui lòng kiểm tra email để nhận báo giá