Máy CNC cũ các loại nhập khẩu 

Nội dung

Hiện nay nhu cầu sử dụng sản phẩm chính xác trong công nghiệp của con người ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Do đó các doanh nghiệp cơ khí cũng chú trọng đầu tư các loại máy móc hiện đại để đáp ứng tối đa nhu cầu đó. 

Một trong các dòng máy gia công được ưa chuộng nhất hiện nay là Máy CNC, được nhiều chủ doanh nghiệp đầu tư. 

Việc cân nhắc lựa chọn máy CNC cũ các loại nhập khẩu hay máy CNC mới luôn là bài toán các doanh nghiệp luôn quan tâm và có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định đầu tư.  

Máy CNC cũ các loại nhập khẩu và máy CNC mới đề có những ưu điểm và nhược điểm riêng. 

Hãy cùng Máy CNC Nhập khẩu tìm hiểu đặc điểm của từng loại máy này để có thêm góc nhìn khi quyết định đầu tư phù hợp nhất.

1. Ưu điểm khi mua máy CNC cũ các loại nhập khẩu

Đối với mua máy CNC cũ là chi phí đầu tư máy thấp hơn rất nhiều so với đầu tư một con máy CNC mới cóng. 

Do đó sẽ giúp tiết kiệm một khoản khá lớn cho doanh nghiệp. Hơn nữa, có thể đầu tư nhiều máy cùng lúc để gia công đáp ứng các đơn đặt hàng gia công, sản xuất.

Một ưu điểm nữa là doanh nghiệp đầu tư số tiền nhỏ thì có thể thu hồi nhanh chóng số vốn đầu tư ban đầu. Sau đó tiếp tục đầu tư mua nhiều máy hơn. 

Máy CNC cũ Mazak

2. Nhược điểm khi mua máy CNC cũ nhập khẩu

Chính vì là dòng máy cũ ở các quốc gia khác nhập về, nên máy CNC cũ thường đã hết thời gian khấu hao tài sản. Các cơ cấu máy cũng bị hao mòn và có thể ảnh hưởng đến độ chính xác và năng suất.

Máy CNC cũ thường thiếu các linh kiện thay thế khi cần sửa chữa, bảo trì. 

Chi phí sửa chữa, nâng cấp thường rất tốn kém và thiếu đơn vị services hỗ trợ kịp thời cho sản xuất.

Vì sử dụng công nghệ cũ nên thường tiêu hao điện năng lớn. Năng suất thấp hơn các dòng máy mới với các công nghệ hiện đại hơn.

Các tài liệu hướng dẫn sử dụng máy thường thất lạc. Gây khó khăn trong việc xử lý sự cố thường gặp trong vận hành máy cũ.

Máy CNC cũ Mazak

3. Ưu điểm của máy CNC mới

  • Doanh nghiệp sẽ được sở hữu loại máy có hiệu suất gia công lớn, độ chính xác sản phẩm cao.
  • Tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng do máy mới được bảo hành và ít xảy ra hư hỏng.
  • Tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
  • Dễ dàng vận hành do máy mới sẽ có tài liệu hướng dẫn sử dụng.
  • Doanh nghiệp sẽ có nhiều khách hàng hơn do họ yên tâm vào chất lượng và độ chính xác của máy. 
  • Đội ngũ services các máy CNC mới chuyên nghiệp và nhanh chóng.
  • Một số công ty phân phối máy CNC có chính sách thanh toán trả góp hỗ trợ tài chính bước đầu cho doanh nghiệp,…

4. Nhược điểm của máy CNC mới

  • Chi phí đầu tư ban đầu cho máy máy cao hơn so với máy CNC cũ. 
  • Một số loại máy cần chờ sản xuất và vận chuyển từ các quốc gia khác về Việt Nam.

5. Kinh nghiệm chọn mua máy CNC cũ

5.1. Kiểm tra cấu trúc cơ bản của máy CNC cũ

  • Kiểm tra kiểu dáng bên ngoài của máy có bị móp méo, hư hỏng vật lý gì hay không?
  • Nên hỏi đại lý phân phối máy về thông tin hãng máy, dòng máy và năm sản xuất máy. Không nên mua những loại máy đã được sản xuất quá lâu vì các bộ phận đã được sử dụng và hao mòn quá lớn. 
  • Máy CNC quá cũ có thể dễ bị hư hỏng, ít linh kiện thay thế và không đáp ứng được nhu cầu gia công của doanh nghiệp thậm chí có thể lỗ vốn đầu tư vì mua máy về mà máy không thể hoạt động.

5.2. Kiểm tra đối trọng của máy CNC

  • Nên mua máy có phần cân bằng đối trọng cơ khí

Phần này có ưu điểm là cân bằng được đầu máy khi mất điện đột ngột. Tránh tình trạng sục Z, chạy dao sai, hỏng dao, có hại về phần cơ của máy. 

  • Nên mua máy có phần bơm và hồi dầu về cổ máy trục chính. Phần này có tác dụng giảm nhiệt độ trong gia công của máy.
  • Thông thường các loại máy mà trên bàn phím điều khiển của máy có nút thêm lệnh để tham chiếu can thiệp cưỡng ép, nút điều khiển vòng quay trục chính, bước tiến cắt,… Chúng sẽ mang lại hiệu quả gia công cao hơn các máy cũ không có phần này.

5.3. Kiểm tra hoạt động của máy CNC cũ

Sau khi kiểm tra phần cấu trúc và đối trọng của máy, cần kiểm tra những yếu tố sau đây:

  • Bật máy. Kiểm tra màn hình điều khiển để đảm bảo nó có bị nhòe và không có lỗi alarm. 
  • Chạy thử lệnh G0 để đảm bảo máy không phát ra tiếng ồn lớn. Nên mua máy chạy càng êm càng tốt. 
  • Chuyển về nấc Handle, đảm bảo rằng trục chính của máy không bị giật khi di chuyển. 
  • Bật trục chính bằng lệnh M3. Dùng đồng hồ đo để kiểm tra độ đảo của đầu dao, kiểm tra tốc độ tối đa của trục chính. 
  • Kiểm tra và đảm bảo rằng máy có thể thay dao tự động. Không nên mua máy đã thay đổi bộ phận này.

5.4. Chọn mua máy CNC cũ theo hãng sản xuất

Doanh nghiệp nên chọn mua máy cũ của các thương hiệu lớn đến từ Mỹ hay Nhật Bản, Trung Quốc,… Như Fanuc, Mazak, Makino,… Các dòng máy này rất bền, xứng đáng để đầu tư. 

Khi mua máy, nên chọn tại những cơ sở uy tín, nhập khẩu trực tiếp, chính hãng.

Doanh nghiệp nên chọn mua những loại máy phù hợp với ngân sách đầu tư cũng như nhu cầu gia công sản phẩm. Doanh nghiệp có thể tham khảo một số ý kiến của những người đã từng sử dụng máy cũ để quyết định việc mua máy. 

Nếu như doanh nghiệp là những chủ đầu tư có ngân sách lớn thì nên chọn mua máy CNC mới. Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí về vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa về sau. 

Ngoài ra nên tham khảo các dòng máy CNC trả góp vừa giảm áp lực tài chính đầu tư một lần, vừa có thể sử dụng máy mới với công nghệ hiện đại, độ chính xác cao kèm theo hiệu suất vượt trội.

Máy CNC Nhập Khẩu là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các loại máy CNC chất lượng, mới và chính hãng 100%. Bao gồm các loại máy phay CNC, máy tiện CNC,… 

Chúng tôi còn hỗ trợ quý doanh nghiệp tối đa trong việc hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó còn có các dịch vụ như vận chuyển tận xưởng, bảo hành bảo dưỡng,… Đặc biệt hỗ trợ thanh toán trả góp 12 – 18 – 24 tháng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. 

Quý doanh nghiệp có nhu cầu mua máy CNC vui lòng để lại thông tin qua form bên dưới để chúng tôi được tư vấn hỗ trợ tốt nhất. 

TƯ VẤN & BÁO GIÁ

Cảm ơn vì đã quan tâm
Vui lòng kiểm tra email để nhận báo giá