Phôi là gì? Các phương pháp gia công phôi phổ biến hiện nay

Nội dung

Phôi là đối tượng gia công sản phẩm không thể thiếu trong lĩnh vực cơ khí nói riêng và sản xuất nói chung. Với đa dạng các phương pháp gia công, phôi đã trở thành các sản phẩm có mẫu mã, kích thước như mong muốn. 

1. Phôi là gì?

Trong cơ khí, phôi là nguyên vật liệu chính, là đối tượng gia công. Chúng được dùng để tạo ra các sản phẩm có kích thước, mẫu mã đúng theo mong muốn. 

Ví dụ: Để tạo những chiếc mâm ô-tô, người sản xuất cần sử dụng các hợp kim nhôm hoặc thép không gỉ để chế tạo. Lúc này, các hợp kim nhôm và thép chính là phôi, còn quá trình tạo ra sản phẩm được gọi là gia công cơ khí phôi.

Hiện nay quá trình gia công phôi thường được thực hiện trên các loại máy CNC. Nhằm mang lại sản phẩm có độ chính xác cao, bề mặt nhẵn bóng và tiết kiệm chi phí.

Sau khi đọc hết bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ có câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi phôi là gì.

Phôi là gì? Các phương pháp gia công phôi phổ biến hiện nay

Phôi và thành phẩm từ phôi

2. Các vật liệu phổ biến để gia công phôi là gì?

Hiện nay, có rất nhiều vật liệu được đưa vào gia công phôi để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Trong đó bao gồm 2 loại cơ bản:

2.1. Vật liệu kim loại, hợp kim

  • Sắt, sắt non.
  • Các loại thép như SS400, SKD61, SKD11, SCM440, SKS3, S45C, S50C, S55C,…
  • Gang trắng, gang xám, gang cầu, gang dẻo,…
  • Thép không gỉ (inox).
  • Các loại nhôm như A5052, A6061, A7075,…
  • Các loại đồng thau như C3601, C3602, C3604,…
  • Một số kim loại khác như: kẽm, thiếc, chì,…

2.2. Vật liệu phi kim

  • Các loại chất dẻo như PP, PE, PMMA, PS,…
  • Cao su.
  • Mica.
  • Gỗ.

Các vật liệu phôi thường được gia công

3. Các quy tắc chọn phôi cơ bản nhất

Để chọn được loại vật liệu phôi cũng như để đảm bảo rằng thành phẩm sau gia công đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn. Bạn cần chọn phôi theo các quy tắc sau đây:

  • Kích thước phôi được xác định bằng cách tính toán lượng dư gia công.
  • Xác định loại phôi bằng cách căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật và chức năng làm việc của chi tiết.
  • Khi chọn phôi cần đảm bảo các chỉ tiêu về kinh tế – kỹ thuật, tính năng và giá thành hợp lý.
  • Chọn loại phôi phù hợp với điều kiện làm việc của xưởng.

4. Các phương pháp gia công phôi là gì?

4.1. Gia công phay

Phay CNC là một quá trình gia công mà trục của máy phay sẽ xoay công cụ cắt, thông qua đó loại bỏ dần dần vật liệu khỏi phôi. Vật liệu sẽ được gia công đa điểm để tạo ra sản phẩm có hình dáng và kích thước giống với thiết kế ban đầu. 

Khi gia công thì phôi sẽ được phay thô – phay tinh nhằm tạo hình cơ bản và sau đó là gia công chi tiết thành sản phẩm mong muốn.

Quy trình này phù hợp cho gia công nhiều loại vật liệu, chẳng hạn như kim loại, nhựa, thủy tinh và gỗ. Khi phay, vật liệu sẽ được cố định. Bàn máy có thể di chuyển, ở một số máy phay, dụng cụ dao cắt có thể di chuyển được. 

4.2. Gia công tiện

Tiện CNC là phương pháp cắt gọt vật liệu nhờ vào chuyển động quay tròn của phôi và chuyển động tịnh tiến (có thể theo chiều dọc hoặc ngang) của dao cắt.

Khi thực hiện tiện, phôi và lưỡi dao sẽ chuyển động tiến dọc và tiến ngang để cắt, tạo hình phôi. Phương pháp này phù hợp để gia công các chi tiết máy, ốc vít, bu lông,…. 

Hiện nay, tiện CNC chiếm đến 25 – 33% trong khâu cắt gọt vật liệu.

Tiện CNC

4.3. Gia công khoan – doa – khoét – taro

Đây là phương pháp gia công tạo lỗ trên phôi. Mỗi phương pháp có một đặc điểm thích hợp cho từng loại phôi riêng biệt. Phương pháp gia công này thường được ứng dụng nhiều để chế tạo thanh răng, bánh răng, trục răng, hộp số,…

4.4. Gia công bào

Gia công bào là phương pháp làm nhẵn và làm phẳng bề mặt vật liệu. Trong khi gia công, dao và phôi sẽ chuyển động theo một quy luật nhất định. 

Trong gia công bào được sử dụng nhiều trong cả hai giai đoạn đó là gia công thô và gia công tinh. Phương pháp gia công này phù hợp cho các chi tiết có chiều rộng nhỏ nhưng chiều dài lớn như rãnh chữ V.

4.5. Gia công mài

Mài là hình thức gia công kim loại sử dụng đá mài cọ xát vào phôi để lấy đi dần dần từng lớp kim loại mỏng, giúp cho bề mặt vật liệu được nhẵn mịn và có độ bóng nhất định. Đây là phương pháp thích hợp cho các công việc cần tạo độ nhẵn bóng cho các chi tiết có độ mỏng nhất định mà những phương pháp khác không thể thực hiện được.

4.6. Gia công tinh lần cuối

Gia công tinh lần cuối bao gồm: mài nghiền, mài khôn, mài siêu tinh xác, đánh bóng và cạo. Đây là giai đoạn mà hầu hết các sản phẩm gia công đều phải trải qua.

4.7. Gia công áp lực

Gia công áp lực là phương pháp sử dụng ngoại lực tác dụng thông qua các dụng cụ làm kim loại biến dạng ở trạng thái mạng tinh thể. Các lực này được chỉ định theo các hướng được định sẵn để tạo ra các kích thước và hình dáng theo yêu cầu.

4.8. Gia công đúc

Gia công đúc phôi là hình thức chế tạo bằng cách rót kim loại vào khuôn và đợi kết tinh lại sẽ thu được chi tiết có hình dáng và kích thước theo yêu cầu.

5. Quy trình gia công phôi trên các loại máy CNC

Để quá trình gia công phôi trên máy CNC được diễn ra chính xác và mang lại chất lượng sản phẩm cao. Chúng cần được lựa chọn kỹ lưỡng và được gia công thông qua một quy trình khoa học. 

Quy trình gia công CNC gồm có 8 bước cơ bản sau: 

  • Bước 1: Kiểm tra dữ liệu thiết kế.
  • Bước 2: Thiết lập chương trình CAM.
  • Bước 3: Kiểm tra chương trình gia công CAM và kiểm tra kích thước gia công chi tiết.
  • Bước 4: Xác định chuẩn 2D hoặc 3D.
  • Bước 5: Kiểm tra, gá đặt chi tiết.
  • Bước 6: Kiểm tra phôi so với bản vẽ và kiểm tra vật liệu.
  • Bước 7: Gia công CNC thô và tinh.
  • Bước 8: Đánh giá và kiểm tra kích thước tiêu chuẩn.

Phôi là vật liệu không thể thiếu trong quá trình gia công vật liệu. Có nhiều phương pháp gia công khác nhau cùng các đặc điểm riêng biệt phù hợp với từng loại sản phẩm. 

Với các thông tin cơ bản trên mà chúng tôi cung cấp, có lẽ bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi phôi là gì.   

Theo dõi Máy CNC nhập khẩu để cập nhật thêm thông tin bổ ích về Máy CNC, Gia công CNC, Lập Trình CNC

TƯ VẤN & BÁO GIÁ

Cảm ơn vì đã quan tâm
Vui lòng kiểm tra email để nhận báo giá