Các loại dao tiện CNC thông dụng nhất hiện nay

Nội dung

Dao tiện CNC là một trong các bộ phận quan trọng của máy tiện CNC. Tùy vào yêu cầu, đặc điểm của bề mặt gia công mà lựa chọn các loại dao tiện khác nhau. Việc hiểu dao tiện là gì cũng như lựa chọn loại dao phù hợp sẽ giúp cho quá trình vận hành gia công đạt hiệu quả và năng suất cao. Bên cạnh đó doanh nghiệp có thể lựa chọn các máy tiện CNC với loại dao phù hợp với nhu cầu gia công.          Tiện CNC

1. Dao tiện CNC là gì?

Dao tiện CNC là dụng cụ cắt dùng cho máy tiện CNC. Dưới dạng một vật thể hình học có phần cắt với hình dáng và các góc nhất định. Dùng để tiện các chi tiết cần gia công nhằm tạo hình sản phẩm mong muốn.

Có nhiều loại dao tiện được sử dụng trong máy tiện CNC: dao tiện ngoài và móc lỗ, dao tiện lỗ, dao tiện vai, dao tiện mặt đầu, dao tiện rãnh và cắt đứt, dao tiện ren, dao tiện định hình…

Mỗi loại dao lại phù hợp với một chức năng và loại vật liệu cắt riêng. Dao tiện CNC có hai phần là phần cắt và phần cán được chọn lựa theo yêu cầu, đặc điểm của bề mặt chi tiết gia công. 

Hiệu quả làm việc của dao tiện phụ thuộc vào các yếu tố: vật liệu phần cắt, hình dạng, kích thước dao, thông số hình học phần cắt, sự bẻ phôi, sức bền của dao. 

2. Cấu tạo dao tiện CNC

Dao tiện CNC được cấu tạo từ 2 phần chính: phần cắt và phần cán.

– Phần cắt: Thường dùng là các loại mảnh dao (insert) tiêu chuẩn. 

– Phần cán dùng để kẹp giữ dao trên ổ gá dao. Được chia thành nhiều loại như:

  • Tiện thô, tinh ngoài và trong. 
  • Tiện lỗ, tiện định hình.
  • Tiện cắt đứt thép trụ đặc và rỗng.
  • Tiện rãnh trong và ngoài.
  • Tiện rãnh sâu và rãnh bề mặt.

Cán dao tiện

3. Các loại dao tiện CNC

Để đảm bảo chính xác về kích thước, độ bóng, hình dáng của sản phẩm. Yêu cầu phải lựa chọn sử dụng dao tiện cho phù hợp.

Tùy thuộc vào những yếu tố sau để phân loại dao tiện:

  • Theo hướng tiện của dao trong quá trình thi công: dao tiện trái và dao tiện phải.
  • Theo hình dáng và vị trí của phần đầu dao tiện so với thân dao: dao thẳng, da đầu cong và dao cắt đứt.
  • Theo chức năng: dao tiện ngoài và móc lỗ, dao tiện mặt đầu, dao tiện ren, dao tiện rãnh và cắt đứt, dao tiện vai, dao tiện định hình,… 
  • Ngoài ra, loại dao tiện còn được chia thành dao tiện thô hay dao tiện tinh.
  • Theo cấu trúc của dao có thể chia thành da liền, dao hàn, dao răng chắp. 

Trong bài này sẽ xem xét phân loại dao tiện CNC theo chức năng của dao:

3.1. Dao tiện ngoài và móc lỗ

Dao tiện ngoài có hai loại: dao tiện ngoài đầu thẳng và dao tiện ngoài đầu cong. Vừa có thể tiện trụ ngoài vừa có thể vạt mặt đầu. 

Dao tiện ngoài và móc lỗ được sử dụng khá phổ biến ở tại các xưởng gia công cũng như những chi tiết máy đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. Sản phẩm mảnh dao tiện với khả năng chống nứt hiệu quả nên rất được tin tưởng sử dụng.

3.2. Dao tiện lỗ

Dao tiện lỗ cũng có 2 loại là dao tiện lỗ suốt (lỗ thông) và dao tiện lỗ bậc (lỗ không thông). 

Dao tiện lỗ thường có kích thước nhỏ hơn dao tiện trụ ngoài. Thần cắt được chế tạo từ 2 vật liệu chính là thép gió (HSS) và thép hợp kim cứng (Carbide).

3.3. Dao tiện mặt đầu (facing tool)

Dao tiện mặt đầu gồm có 2 loại: Dao vạt mặt đầu cong và dao vạt mặt đầu thẳng. 

Phần cắt của dao thường được làm từ 2 vật liệu chính là thép gió và thép hợp kim cứng. So với các loại dao tiện CNC khác thì loại dao này có thể chế tạo với góc φ = 90°.

3.4. Dao tiện vai

Loại dao này có góc φ = 90°. Dùng tiện vai trụ bậc hoặc các trụ vai có đường kính D nhỏ và chiều dài lớn l > D, độ vững cứng kém.

3.5. Dao tiện rãnh và cắt đứt (grooving tool)

Thường được sử dụng để cắt rãnh hoặc cắt đứt để tách chi tiết rời ra khỏi thanh vật liệu ngoài và cắt rãnh trong trên các chi tiết trụ tròn. 

3.6. Dao tiện ren

Được dùng để tiện ren ngoài hoặc tiện ren trong. Chất lượng của mảnh dao tiện ren sẽ quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả công việc.dao tiện ren

3.7. Dao tiện định hình (forming tool)

Được dùng để gia công các bề mặt định hình tròn xoay trong sản xuất hàng loạt, hàng khối trên các máy tiện tự động và bán tự động.Ưu điểm của gia công bằng dao tiện định hình:

  • Đảm bảo độ đồng nhất các chi tiết trong quá trình gia công. Vì không phụ thuộc vào tay nghề công nhân mà chỉ phụ thuộc vào độ chính xác khi thiết kế và chế tạo dao tiện định hình.
  • Năng suất gia công cao vì giảm được thời gian máy và thời gian phụ.
  • Tuổi thọ lớn vì dao có thể được mài sắc nhiều lần.

4. Các loại mảnh dao tiện CNC

Có các loại mảnh dao: 

  • Hình bình hành (ký hiệu A, B, K).
  • Hình thoi (ký hiệu C, D, E, M, V).
  • Hình chữ nhật (L), hình tròn (R), hình vuông (S), hình tam giác (T).
  • Hình 3 góc (W), hình bát giác (O), ngũ giác (P), lục giác (H).

Mảnh dao tiện

Mảnh dao tiện (chip tiện) chỉ được sử dụng một lần. Chúng thường có hình dạng là cán thẳng, có hình vuông cho cán tiện ngoài và hình trụ cho cán tiện trong (lỗ).

Được làm từ vật liệu cứng như hợp kim chuyên dụng, thép gió (HSS) hoặc thép hợp kim cứng (Carbide).

Mảnh dao hợp kim cứng cần có các đặc điểm sau để đáp ứng yêu cầu gia công:

  • Độ cứng: độ cứng của dao phải lớn hơn độ cứng của vật liệu cần gia công. 
  • Vật liệu: thép cứng, thép chịu nhiệt, thép không gỉ cần có độ cứng >= 65 HRC
  • Độ bền cơ học: cần thép có σb, ak cao vì mảnh dao phải chịu lực lớn.
  • Tính chịu cứng nóng.
  • Tính chịu mài mòn: khi độ cứng vật liệu làm dao cao thì tính chịu mài mòn phải cao.
  • Tính công nghệ: vật liệu làm dao có yêu cầu dễ tôi, độ thấm tôi cao, độ dẻo ở trạng thái nguội và nóng, tính dễ gia công… ngoài ra còn cần thêm tính dẫn nhiệt cao, chống va đập và giá thành thấp.

Ứng dụng của mảnh dao tiện CNC: Dùng để gia công thép, gang, đồng, nhôm, inox, hợp kim niken,…

5. Tăng tuổi thọ dao tiện CNC nhờ mài dao đúng cách

Để dao tiện luôn luôn sắc bén có thể cắt gọt hay gia công các chi tiết sản phẩm nên mài dao định kỳ. Tuy nhiên việc mài dao không đúng cách có thể ảnh hướng đến tuổi thọ của máy từ đó ảnh hưởng đến độ chính xác khi gia công. Mài dao tiện sẽ giúp doanh nghiệp bảo quản dao tốt hơn và tiết kiệm chi phí.

5.1. Các bước mài dao tiện cơ bản

  • Bước 1: Mài mặt sau chính và kiểm tra góc sau chính khi mài.
  • Bước 2: Mài mặt sau phụ và kiểm tra góc sau phụ khi mài.
  • Bước 3: Mài mặt trước.
  • Bước 4: Kiểm tra góc trước khi mài.
  • Bước 5: Mài bán kính mũi dao.

Cấu tạo mũi dao

5.2. Lưu ý khi mài dao tiện

  • Tư thế cầm dao rất quan trọng, luôn giữ vững không rung tay giúp quá trình mài ổn định.
  • Khi mài thép gió phải thường xuyên làm mát tránh dao bị cháy (nên làm mát bằng dung dịch tưới nguội).
  • Lưu ý không nên mài bên hông đá, mà phải mài trên đá.
  • Khi mà nên di chuyển dao hết bề ngang của đá.
  • Không nên dùng lực quá mạnh để điều chỉnh quá trình mài.
  • Mài đứng về một bên của đá (đặc biệt không đứng giữa đá).
  • Do đá mài bị mòn nên sửa đá mài trước khi mài.

6. Đơn vị cung cấp máy tiện CNC sở hữu đa dạng các loại dao tiện

Dao tiện CNC có rất nhiều loại, đáp ứng cho nhiều mục đích gia công khác nhau. Việc hiểu rõ các loại dao tiện CNC và mảnh dao tiện giúp nâng cao hiệu quả gia công trên máy tiện CNC, mang lại hiệu suất cao. Bên cạnh đó nó cũng giúp cho những doanh mua máy tiện CNC lựa chọn loại máy có dao phù hợp.

Máy CNC nhập khẩu là một trong các đơn vị cung cấp các máy tiện CNC chính hãng từ các hãng máy CNC nổi tiếng trên Thế Giới. Quý doanh nghiệp có nhu cầu mua máy hoặc báo giá các loại máy CNC vui lòng điền thông tin vào form hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

TƯ VẤN & BÁO GIÁ

Cảm ơn vì đã quan tâm
Vui lòng kiểm tra email để nhận báo giá