Để tạo ra được sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng với độ chính xác cao khi gia công các sản xuất các chi tiết máy móc cần thiết phải dùng các loại dụng cụ đo chuyên dụng. Trong đó các loại thước panme là dụng cụ được ưa chuộng bởi tính tiện dụng cũng như khả năng đo lường chính xác cao.
1. Thước Panme là gì?
Thước Panme là một loại dụng cụ đo tương đối chính xác. Do đó chúng được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành như cơ khí chế tạo, gỗ, nhôm, kính,… Các loại thước panme được dùng để đo chính xác độ dày của khối, đường kính bên ngoài và bên trong của trục hay độ sâu của khe.
Đây là một thiết bị dùng để đo khoảng cách rất nhỏ, thường là chính xác đến 1/1.000 milimet. Panme hoạt động dựa trên cơ cấu trục xoay để điều chỉnh sự di chuyển của các đầu đo và thước đo. Nhằm xác định kích thước của vật thể cần đo.
Panme có nhiều cỡ, bao gồm: 0 – 25 mm, 25 – 50 mm, 50 – 75 mm, 75 – 100 mm, 100 – 125 mm, 125 – 150 mm,…
Thước panme
2. Cấu tạo cơ bản của thước panme
Các loại thước panme có cấu tạo cơ bản gồm 7 phần đó là:
- Đầu đo di động (spindle)
- Tay cầm (frame)
- Vít hãm/ chốt khóa (lock)
- Thân thước chính (sleeve)
- Thân thước phụ (thimble)
- Mỏ đo (anvil)
- Núm vặn/ tay xoay (ratchet knob)
Cấu tạo của thước panme
3. Các loại thước panme cơ bản thường gặp
Thông thường, các loại thước panme được chia theo công dụng, bao gồm:
- Panme đo ngoài: đo kích thước hay đường kính bên ngoài của các vật thể. Hoặc đo dây, các loại hình cầu, trục và dạng khối.
Panme đo ngoài
- Panme đo trong: đo kích thước hay đường kính của các khe, lỗ của vật thể.
Panme đo trong
- Panme đo độ sâu: được sử dụng để đo độ sâu của khe, lỗ của các vật thể.
Panme đo độ sâu
Nếu phân loại theo bước ren thì có 2 loại chính:
- Panme có trục ren với bước ren 1mm. Thước phụ có thang chia vòng được chia thành 100 phần.
- Panme có trục ren với bước ren 0.5 mm. Thang chia vòng của thước động chia thành 50 phần.
Dựa vào cách hiển thị kết quả đo, có các loại thước panme như:
- Panme điện tử (kỹ thuật số).
- Panme cơ khí.
- Panme có bộ đếm số cơ học.
4. Các loại thước panme chuyên dùng khác
Mỗi loại thước panme có thể được thiết kế khác nhau với các đầu trục quay và đe chuyên dụng cho các mục đích đo lường riêng biệt. Chẳng hạn như đe có hình dạng của một mũi ren, có hình dạng của một khối chữ V. Hoặc đe trong hình dạng của một đĩa lớn.
-
Panme phổ thông (Universal micrometer)
Loại panme này thường đi kèm với các đe có thể hoán đổi cho nhau. Chẳng hạn như dạng tấm phẳng, dạng chốt, dạng đĩa, hình cầu, dạng lưỡi dẹt, đầu nhọn,…
Đây là một loại Panme mà khung của nó có các thành phần dạng mô-đun. Cho phép chúng thực hiện chức năng như một dụng cụ đo ngoài, đo sâu, đo bước,…
Panme phổ thông
-
Panme lưỡi dẹt (Blade micrometers)
Loại thước panme này có một bộ các đầu dẹt (lưỡi) tương xứng nhau. Đe và trục quay có hình lưỡi để đo đường kính rãnh của các trục và các phần khác mà rất khó tiếp cận. Chúng cho phép đo được các rãnh vòng đệm cơ khí hẹp.
Panme lưỡi dẹt
-
Panme đo đường kính bước răng (Pitch – diameter micrometers)
Là thước micromet có một bộ các đầu hình ren tương xứng nhau dành cho việc đo đường kính bước răng của các ren vít.
Panme đo đường kính bước răng
-
Panme hạn định (Limit mics)
Là loại panme có hai đe và hai trục quay, được sử dụng như một dụng cụ đo Go/ No Go bằng việc thiết lập các giới hạn trên và giới hạn dưới. Vật được kiểm tra phải đi qua khe đầu tiên và bị chặn ở khe thứ hai. Thiết lập hai khe này phản ánh chính xác dải dung sai.
Panme hạn định
-
Bore micrometer
Một đầu ba đe ở phần chân Panme thường được dùng để đo đường kính trong một cách chính xác.
Bore micrometer
-
Tube micrometers
Là một loại panme có một đe hình trụ đặt vuông góc với trục quay. Chúng được sử dụng để đo độ dày của các thành ống.
Tube micrometers
-
Micrometer stops
Các đầu panme được gắn trên bàn của một máy phay thủ công, đường ray của máy tiện, hoặc máy công cụ khác, thay vì các cái chặn đơn giản.
Chúng giúp người vận hành máy xác định vị trí của bàn hoặc phần chuyển động một cách chính xác. Các đầu chặn cũng có thể được sử dụng để phát động cơ chế kickout hoặc các công tắc hành trình. Để ngăn chặn hệ thống cấp vật liệu tự động.
Micrometer stops
5. Hướng dẫn đo bằng các loại thước panme đúng cách
Để đo chính xác kích thước bằng panme, cần tiến hành lần lượt các bước sau đây:
Bước 1: Kiểm tra trước khi tiến hành đo
- Kiểm tra bề mặt ngoài panme: Kiểm tra xem thước có bị mòn hay sứt mẻ gì không. Để đảm bảo tính chính xác của vật cần đo.
- Kiểm tra xem spin doll và các bộ phận khác có chuyển động tốt hay không.
- Vệ sinh bề mặt vật cần đo để tránh bị bụi bặm bám vào ảnh hưởng kết quả đo.
- Kiểm tra điểm 0: để đảm bảo kết quả đo chính xác.
- Đối với panme từ 0-25 mm, cho tiếp xúc trực tiếp 2 bề mặt đo. Kiểm tra điểm 0.
- Đối với panme từ 25-50,… thì dùng block gauge tương ứng để kiểm tra điểm 0.
Hướng dẫn đo bằng các loại thước panme đúng cách
Bước 2: Tiến hành đo
- Nới lỏng vít kẹp, vặn nút vặn để đầu đo di động theo kích thước lớn hơn kích thước của vật cần đo.
- Áp đầu đo cố định vào mặt chuẩn chi tiết cần đo, sau đó vặn nút vặn để đầu đo di động di chuyển đến khi đầu đo di động chạm vào mặt chi tiết cần đo.
- Phải giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước vật cần đo.
- Khi cần lấy Panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm (hay cần hãm) để cố định đầu đo động trước khi lấy Panme ra khỏi vật đo.
- Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số “mm” và nửa “mm” của kích thước ở trên thước chính.
- Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm “mm” trên thước phụ (giá trị mỗi vạch là 0.01 mm).
Hướng dẫn đo bằng các loại thước panme đúng cách
6. Cách đọc trị số thước panme cần nắm rõ
Bước 1: Khi đo xem vạch “0” của du xích ở vào vị trí nào của thước chính. Ta đọc được phần nguyên của kích thước ở trên thước chính.
Bước 2: Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính. Ta đọc được phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích (tại phần trùng nhau).
Bước 3: Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số “mm” và nửa “mm” của kích thước ở trên thước chính.
Bước 4: Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm “mm” trên thước.
Cách đọc trị số thước panme
7. Phương pháp bảo quản thước panme đúng cách
- Không đo các mặt thô hay bị bẩn
- Không đo khi chi tiết đang quay
- Không ép mạnh 2 mỏ đo vào chi tiết cần đo.
- Hạn chế tối đa việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo.
- Hàng ngày cần phải lau thước bằng giẻ sạch và bôi dầu mỏ neo siết vật hãm để cố định đầu đo động và đặt chúng đúng vị trí trong hộp.
Trên đây là các loại thước panme được sử dụng phổ biến hiện nay cũng như cách sử dụng và phương pháp bảo quản tối ưu. Khi chọn mua thước bạn nên tham khảo nhiều loại cũng như hỏi rõ người bán xem loại thước nào phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tránh tình trạng mua sai các loại thước panme dẫn đến không sử dụng được và lãng phí ngân sách.
Theo dõi Máy CNC nhập khẩu để cập nhật thêm thông tin bổ ích về Máy CNC, Gia công CNC, Lập Trình CNC.