Dao phay gắn mảnh là một trong số các loại dao phay CNC được sử dụng phổ biến hiện nay. Với ứng dụng phay thô, phay mặt, dao phay gắn mảnh với nhiều ưu điểm khác nhau đã và đang ngày càng được ưa chuộng.
Việc hiểu rõ công dụng cũng như cách chọn dao giúp bạn mua được loại dao phù hợp. Giúp tiết kiệm chi phí cũng như tránh được các lỗi gia công không mong muốn.
1. Dao phay gắn mảnh là gì?
Dao phay gắn mảnh là một trong những loại dao phay CNC được sử dụng khá rộng rãi hiện nay. Thường được dùng trong phay thô và phay mặt. Chúng có lưỡi nằm ở mặt đầu và trục dao vuông góc với bề mặt gia công.
Chúng hoạt động theo nguyên lý mảnh cắt được lắp ở mặt đầu của cán dao và sẽ được thay thế khi đã bị mòn hay vỡ. Trên cán dao/ đài dao lắp càng nhiều mảnh cắt thì sẽ cho ra thành phẩm gia công có độ bóng càng cao, bề mặt càng đẹp.
Dao phay gắn mảnh
2. Các loại dao phay gắn mảnh thông dụng hiện nay
Dao phay gắn mảnh được chia làm 2 loại và được sử dụng rộng rãi. Đó là dao mặt đầu nguyên khối và dao mặt đầu ghép mảnh hợp kim.
Trong đó dao mặt đầu ghép mảnh hợp kim phổ biến hơn vì chúng rất dễ sử dụng. Vì có thể thay thế mảnh hợp kim và sử dụng như bình thường khi chúng bị mòn. Tiết kiệm được không ít chi phí cho doanh nghiệp.
Mảnh dao phay mặt đầu
Loại dao này rất đa dạng về kiểu dáng cũng như kích thước. Mỗi loại mảnh hợp kim tương ứng với một loại dao nhất định với các chức năng riêng biệt.
Dao mặt đầu ghép mảnh hợp kim để gia công thô và gia công tinh những về mặt chi tiết, gia công mặt phẳng tạo được độ bóng mịn cho sản phẩm.
Dao mặt đầu ghép mảnh hợp kim
3. Cấu tạo cơ bản của dao phay gắn mảnh
Dao phay gắn mảnh được cấu thành từ 3 bộ phận chính đó là:
Cấu tạo dao phay gắn mảnh
-
Cán dao (Holder)
Cán dao thường được cấu thành từ thép dụng cụ. Đây là nơi để gắn lưỡi cắt.
Trên cán dao thường có một hay nhiều hốc để gắn các mảnh dao và có đa dạng kích thước để phù hợp nhất với từng nguyên công.
Chẳng hạn như phay mặt, phay hóc, phay bật, phay rãnh,…. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà có thể dùng loại cán liền hoặc cán nối cùng với đầu dao hoặc đài dao để gia công.
-
Lưỡi cắt/ Mảnh cắt/ Mảnh chip/ Chip cắt (Insert)
Đây là bộ phận làm việc chính của dao. Chúng thường được đúc từ các loại hợp kim cứng và thường được phủ lớp một lớp phủ giúp chống mài mòn, chịu nhiệt, chịu va đập tốt.
Mảnh cắt có thể có 2-3-4,… góc cắt hoặc nhiều hơn. Sau khi gia công nhiều, mảnh sẽ bị mòn, sứt mẻ hay vỡ… Lúc này doanh nghiệp cần thay thế mảnh mới để đảm bảo hiệu quả cũng như năng suất gia công.
-
Phụ kiện
Một phụ kiện không thể thiếu trên dao đó chính là vít. Chúng có vai trò không kém phần quan trọng trong quá trình gia công.
Trước khi gia công cần phải kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo vít đã được bắt chặt vào dao, đủ ren, bôi mỡ… Để tránh các hiện tượng mảnh bị lỏng, có thể dẫn tới hỏng phôi. Hoặc tình trạng vít bị bắt quá chặt dẫn đến vỡ mảnh, hoặc vít không được bôi mỡ sẽ khó thay mảnh,…
4. Cách chọn số lưỡi cắt cho dao phay gắn mảnh hiệu quả
Bên cạnh dao phay đĩa thì dao phay gắn mảnh cũng được lựa chọn sử dụng phổ biến không kém bởi nhiều công dụng. Khi mua dao doanh nghiệp cần lưu ý các chi tiết sau đây để chọn được loại dao phù hợp:
-
Chọn số lượng lưỡi cắt góc cắt
Việc cực kỳ quan trọng trong chọn dao gia công đó chính là lưỡi cắt. Bằng cách tăng số lượng lưỡi cắt, khi gia công. Bạn có thể tăng lượng tiến dao (bước tiến bàn) mà vẫn giữ nguyên tốc độ cắt và tốc độ tiến dao trên mỗi răng. Điều này vẫn không tạo ra thêm nhiệt ở vị trí lưỡi cắt.
- Chú ý số me cắt
Đối với dao phay gắn mảnh, ngoài việc chọn số lượng lưỡi cắt (góc cắt) phù hợp thì số me cắt – khoảng cách giữa các lưỡi cắt cũng có vai trò quan trọng không kém. Vì nó có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, độ ổn định và lực cắt.
-
Thiết kế me cắt bất đối xứng
Nhà sản xuất thường thiết kế cán dao có các me bất đối xứng với nhau và cán dao có khoảng cách. Điều này giúp làm tăng độ ổn định và giảm nguy cơ dao bị rung khi gia công. Chúng giúp ích rất nhiều khi cần phay đường kính lớn và đầu kẹp đầu dao dài gia công vị trí sâu.
-
Thiết kế số me cắt của cán dao
Trên thị trường hiện nay có 3 loại cán dao với số me cắt khác nhau để doanh nghiệp lựa chọn. Đó là Coarse pitch, Fine pitch và Extra fine pitch.
Các cán dao càng nhiều me cắt được sử dụng khi quá trình gia công có độ ổn định tốt và cho các ứng dụng phay Ap thấp.
5. Lưu ý lựa chọn dao phay gắn mảnh phù hợp
- Sản phẩm cần gia công: Tùy thuộc vào sản phẩm cần gia công mà doanh nghiệp lựa chọn loại cán dao/ mảnh cắt với kích thước khác nhau cho phù hợp.
- Độ cứng vật liệu gia công: Xem xét độ cứng của vật liệu gia công mà doanh nghiệp chọn loại mảnh cắt phù hợp.
- Máy móc: Cần căn cứ vào mã máy, đời máy, công suất máy mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh chế độ cắt phù hợp và lựa chọn dao phay hợp lý. Nhằm mang đến hiệu quả và năng suất gia công cao.
Việc hiểu rõ các loại dao và cách chọn số lưỡi cắt cũng như lưu ý khi mua dao không những giúp doanh nghiệp chọn được loại dao phù hợp với mục đích gia công. Mà còn giúp giảm thiểu chi phí, tránh tình trạng chọn sai dao phay gắn mảnh làm ảnh hưởng đến chi tiết gia công và lãng phí nguồn lực.
Theo dõi Máy CNC nhập khẩu để cập nhật thêm thông tin bổ ích về Máy CNC, Gia công CNC, Lập Trình CNC.