Phay mặt phẳng là nguyên công cơ bản trong gia công sản phẩm. Vì thế bạn cần nắm rõ những ưu nhược điểm cũng như các loại dao phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tránh được những lỗi không mong muốn.
1. Phay mặt phẳng là gì?
Phay mặt phẳng (face milling) là quá trình gia công cắt gọt vật liệu sao cho trục của dụng cụ song song với bề mặt chi tiết. Nhằm tạo ra bề mặt phẳng trên chi tiết.
Hiện nay quá trình này thường được thực hiện trên máy phay CNC. Giúp cho sản phẩm có độ chính xác cao hơn cũng như tạo được bề mặt sáng bóng và tăng năng suất.
Phay mặt phẳng
2. Kỹ thuật phay mặt phẳng
Để một sản phẩm đạt chất lượng cao thì kỹ thuật phay là vô cùng quan trọng.
Khi phay mặt phẳng ngang bạn cần lưu ý:
- Độ dày của 2 mặt lý tưởng nên bằng 0.16 mm.
- Nên sử dụng dao phay trụ.
- Dùng phương pháp phay thuận hoặc phay nghịch.
Khi phay mặt phẳng đứng:
- Nên sử dụng dao phay mặt đầu.
- Nên chọn dao có đường kính là 1.4mm.
- Dùng phương pháp đối xứng hoặc không đối xứng.
3. Ưu và nhược điểm khi gia công phay mặt phẳng
Phay mặt phẳng là nguyên công phay CNC cơ bản và thường được sử dụng bởi nhiều ưu điểm như:
- Sản phẩm cho ra nhẵn bóng, đạt chất lượng cao.
- Quá trình gia công diễn ra dễ dàng và nhanh chóng.
Bên cạnh đó nguyên công này cũng tồn tại những nhược điểm:
- Sản phẩm tạo ra phải cất giữ cẩn thận để đảm bảo độ bóng mịn.
- Người thực hiện phải có kỹ thuật vận hành máy cao để có thể giám sát sự chuyển động của dao và độ bóng bề mặt chi tiết.
Ưu điểm phay mặt phẳng
4. Các loại dao phù hợp để phay mặt phẳng
Khi phay mặt phẳng, bạn có thể lựa chọn các loại dao sau cho phù hợp với từng nguyên công và khả năng cắt:
Dao phay trụ
- Dao phay trụ răng thẳng: Lưỡi cắt không liên tục do đó thích hợp để phay thô.
- Dao phay trụ răng xoắn: Lưỡi cắt nghiêng xoắn, lực cắt êm, ít rung, có thể dùng để hoàn thiện bề mặt. Phù hợp với gia công tinh.
Dao phay mặt đầu
- Dao phay mặt đầu có độ cứng tốt. Nhưng tạo độ rung lớn.
- Mỗi mảnh dao thường có nhiều lưỡi cắt (từ 2-6 lưỡi). Do đó dễ thay thế và mài lại khi bị mòn.
- Có 2 loại chính là dao phay mặt đầu liền khối và dao mặt đầu ghép mảnh. Trong đó dao mặt đầu gắn mảnh hợp kim cho năng suất lớn hơn.
Dao phay mặt đầu
Dao phay ngón hoặc dao phay đĩa
Đường kính dao không lớn nên năng suất gia công không cao. Thường được dùng để phay rãnh.
5. Các lỗi khi phay mặt phẳng với những nguyên nhân thường gặp
Khi gia công phay mặt phẳng bạn có thể gặp phải những lỗi không mong muốn khiến cho sản phẩm không đạt chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật. Khi đó bạn cần tìm ra nguyên nhân để có những giải pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả.
Một số lỗi có thể xảy ra khi phay mặt phẳng đó là:
Sai kích thước
Nguyên nhân có thể là do du xích chưa được chỉnh về 0 và quay không đúng vạch. Hay vít bị hút sâu vào vật thể, tạo thành các hõm dẫn đến sai kích thước.
Sai hình dạng hình học
Nguyên nhân có thể là do tình trạng làm việc của máy móc hoặc dụng cụ. Trong quá trình gia công gá bị hỏng, kẹp không chắc chắn có thể làm vật thể di chuyển và phay không chính xác.
Bề mặt có độ nhám quá cao
Do góc độ đặt dao, đường cắt dao không chính xác, dao không được sắt bén. Hay máy vận hành bị rung, dẫn đến bề mặt bị nhám.
6. Những lưu ý trước và trong khi gia công phay mặt phẳng
Lưu ý trước gia công
Dù là bạn đang sử dụng phương pháp phay nào. Để chất lượng sản phẩm đạt chất lượng cao, bạn đều cần nắm rõ các lưu ý sau đây:
- Vệ sinh vật liệu và dụng cụ, máy móc trước khi bắt đầu làm việc.
- Lựa chọn dao phay CNC phù hợp, cân nhắc khi lựa chọn dao quá lớn.
- Xem xét tình trạng máy và cân nhắc bôi trơn cho máy.
- Xét xét sự phù hợp của chiều quay và dao, dùng chiều phay thuận – nghịch.
- Tùy vào vật liệu mà lựa chọn loại đồ gá cho phù hợp, đảm bảo chi tiết đã được cố định khi gia công.
- Sau khi kiểm tra đầy đủ các bộ phận mới tiến hành gia công. Chỉnh du xích về 0 và bắt đầu chạy máy. Nhằm tránh xảy ra sai sót trong quá trình phay.
Lưu ý trước và trong khi gia công phay
Lưu ý khi gia công
- Khi đang làm việc, tốc độ trục chính và lượng chạy dao phải được cố định.
- Xác định kích thước của phôi và chọn mặt phù hợp để đặt lên gá.
- Tính toán lượng vật liệu dư thừa để lựa chọn chiều sâu cắt cho phù hợp.
- Di chuyển bàn máy cho phù hợp với gia công. Khi bàn máy dọc thì dao ở ngoài vật thể. Để bàn máy trên chiều sâu cắt theo chiều đứng.
- Lựa chọn loại dao phù hợp với tình trạng nhám bề mặt của vật thể gia công và chiều rộng phay.
- Tùy vào vào liệu của dao và phôi mà lựa chọn tốc độ phay mặt phẳng cho phù hợp.
- Trong quá trình gia công cần thường xuyên dừng lại để kiểm tra tình trạng chi tiết. Nếu kích thước của chúng đã đạt mong muốn thì bắt đầu quá trình hoàn thiện.
Phay mặt phẳng là nguyên công cơ bản và quan trọng trong gia công sản phẩm. Bạn cần nắm rõ kỹ thuật phay, các loại dao phù hợp cũng như những vấn đề có thể xảy ra khi gia công. Từ đó giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và năng suất khi phay mặt phẳng.
Theo dõi Máy CNC nhập khẩu để cập nhật thêm thông tin bổ ích về Máy CNC, Gia công CNC, Lập Trình CNC.