Đồng hồ so là gì? Phân loại và hướng dẫn sử dụng đồng hồ so đúng cách

Nội dung

Các loại đồng hồ so với độ chuẩn xác đến 0,01, 0,001mm và các tính năng riêng biệt giúp đảm bảo độ chính xác sản phẩm cao. Do đó cực kỳ được ưa chuộng trong nhiều lĩnh vực như cơ khí, công nghiệp, xây dựng và giảng dạy.

1. Đồng hồ so là gì?

Đồng hồ so là một trong những dụng cụ đo độ chính xác gia công thông dụng nhất hiện nay. 

Chúng  được gắn vào đầu đo của thước đo cao. Dùng để đo độ thẳng, độ đảo hướng của mặt trong và độ không song song của rãnh… Ngoài ra còn được dùng để so sánh các vị trí đo vuông góc, độ côn, độ lệch hay độ đảo,…

Đây là thiết bị đo cơ khí hiện đại với độ sai số thấp, đạt 0.01mm đến 0.001mm.

Đồng hồ với các chức năng riêng biệt được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ cơ khí, xây dựng cho đến công nghiệp, gia công máy móc, thiết bị,…

Đồng hồ so

Đồng hồ so

2. Cấu tạo cơ bản của đồng hồ so

Đồng hồ so được cấu tạo bởi các bộ phận cơ bản như mặt đồng hồ số, thanh đo ống dẫn hướng thanh đo, kim chỉ số vòng quay, vỏ, tay cầm, vít hãm và kim,…

Ngoài ra sẽ có thêm các chi tiết khác nhau tùy vào loại đồng hồ.

Cấu tạo cơ bản của đồng hồ so

3. Phân loại đồng hồ so

Cũng giống như các dụng cụ đo cơ khí khác như thước cặp, calip, các loại thước panme, đồng hồ so cũng có nhiều loại với cấu tạo và chức năng khác nhau, bao gồm: 

3.1. Đồng hồ so cơ khí

Đây là loại đồng hồ cơ bản, dễ dùng do đó được sử dụng rất phổ biến. Với cấu tạo gồm đầu đo và trục đo không cố định, hỗ trợ quá trình di chuyển lên xuống một cách dễ dàng.

Vạch đo chia giao động 0,01mm – 0,002mm và. Phạm vi đo có thể trong phạm vi từ 0 – 1mm hoặc 1 – 5mm hoặc 1- 10mm.

Đồng hồ so cơ khí

Đồng hồ so cơ khí

3.2. Đồng hồ so chân gập

Còn được gọi là đồng hồ chân què hay đồng hồ đòn bẩy. Chúng hoạt động trên nguyên lý cộng hưởng đòn bẩy cho khuếch đại chuyển động của đầu đo.

Thiết bị có đầu đo nhỏ gọn, chân đo có thể thay đổi theo góc linh hoạt. Do đó chúng thường được dùng để đo những góc khó hay trong không gian đo giới hạn.

Đồng hồ chân gập

3.3. Đồng hồ so lớn

Thiết bị này có phạm vi đo lớn từ 20mm-100mm và độ chia vạch đo từ 0.01mm.

3.4. Đồng hồ so điện tử

Loại đồng hồ này có thiết kế tương tự đồng hồ dạng kim nhưng được thiết kế thêm màn hình LCD. Cấu tạo này giúp bạn đọc được kết quả một cách dễ dàng và nhanh chóng. 

Có thể sử dụng thiết bị này ở mọi dạng địa hình mà không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài. 

Đồng hồ so điện tử

Đồng hồ điện tử

4. Các phương pháp đo bằng đồng hồ so

4.1. Phương pháp đo so sánh

Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến để đo chi tiết có kích thước giới hạn lớn hơn giới hạn đo của đồng hồ. Hoặc dùng trong kiểm tra hàng loạt các chi tiết với mục đích tăng tốc độ kiểm tra.

Các bước thực hiện như sau:

  • Kẹp đồng hồ trên đế gá. Sau đó điều chỉnh đồng hồ theo khối căn mẫu có kích thước bằng với kích thước danh nghĩa của chi tiết cần kiểm tra.
  • Thay khối căn mẫu bằng các chi tiết cần kiểm tra. Khi đó độ sai lệch được xác định bằng dấu và các trị số thể hiện trên đồng hồ.

Phương pháp đo so sánh

4.2. Phương pháp đo tuyệt đối

  • Cho đầu đo tiếp xúc với bàn map, chỉnh “0” cho đồng hồ.
  • Đưa chi tiết vào đo. Số chỉ đồng hồ sẽ là kích thước tuyệt đối của chi tiết.

5. Cách sử dụng đồng hồ so cơ bản

Để có thể sử dụng thiết bị đúng cách bạn cần làm theo các bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị không gian cũng như đồng hồ và vật đo để tiến hành đo. 
  • Bước 2: Xem xét, tinh chỉnh đồng hồ để đảm bảo rằng chúng vẫn hoạt động tốt.
  • Bước 3: Gắn cố định đồng hồ với các vật cần đo trên giá đỡ. Điều chỉnh vòng hiển thị thang đo về 0 và thực hiện đo.
  • Bước 4: Điều chỉnh chi tiết cần đo tiếp xúc đầu đo của đồng hồ. Đọc giá trị kim chỉ vạch hoặc trên mặt số. 

Bạn nên thực hiện đo từ 1-3 lần để đảm bảo cho kết quả chính xác nhất.

6. Cách đọc giá trị đồng hồ so

Bạn có thể đọc giá trị đo như sau:

Số nguyên (mm) được đọc theo kim chỉ số vòng trên thước nhỏ. Khi kim chỉ được 1 vạch thì thanh đo dịch chuyển 1mm. Phần trăm mm đọc theo kim chỉ trên kích thước lớn.

Ví dụ: Lấy 1 mm ở đồng hồ nhỏ + 0.27 ở đồng hồ lớn sẽ cho ra kết quả: 1 + 0,27 = 1,27mm.

7. Cách bảo quản đồng hồ so

Để giúp tăng cường tuổi thọ thiết bị cũng như đảm bảo độ chính xác chi tiết khi đo bạn cần thực hiện bảo quản đồng hồ đúng cách như sau:

  • Cần sử dụng đồng hồ một cách nhẹ nhàng. Giảm thiểu tối đa các va chạm khi sử dụng và bảo quản làm ảnh hưởng đến thiết bị. 
  • Không để mặt đồng hồ bị trầy xước hoặc nứt vỡ.
  • Không ấn mạnh hay tác động lực lớn vào đầu đo làm thanh đo di chuyển mạnh.
  • Đồng hồ phải luôn được gá trên giá. Khi sử dụng xong cần cất chúng vào đúng vị trí trong hộp.
  • Không nên để thiết bị vào nơi có nhiệt độ cao, ẩm ướt, có bụi hoặc hơi dầu. 
  • Đặc biệt không nạy mở nắp đồng hồ.
  • Tuyệt đối không sử dụng dầu bôi trơn trên đầu đo của đồng hồ.

8. Một số phụ kiện đi kèm đồng hồ so cần có

Đồng hồ so cần có một số phụ kiện đi kèm để có thể sử dụng tốt và mang lại hiệu quả cao, bao gồm:

  • Bàn máp: là một bàn cực phẳng bằng đá granite. Chúng được dùng để đặt đế gá và chi tiết cần đo.
  • Đế gá đồng hồ: có nhiều loại đế gá, dùng cố định đồng hồ .
  • Bộ căn mẫu chuẩn: dùng thiết lập các kích thước chuẩn.
  • Dụng cụ hiệu chuẩn đồng hồ: điều chỉnh lại độ chính xác cho đồng hồ sau một quá trình sử dụng.

Ngoài thước kẹp, thước panme hay calip thì đồng hồ so là một trong những dụng cụ đo được sử dụng rất phổ biến. Bởi chúng có nhiều loại phục vụ cho mục đích khác nhau.

Bạn cần hiểu rõ từng loại với chức năng cụ thể. Hơn nữa việc sử dụng thành thạo cũng như bảo quản đồng hồ cũng cực kỳ quan trọng. Giúp bạn rút ngắn thời gian đo cũng như mang lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng đồng hồ so.

Theo dõi Máy CNC nhập khẩu để cập nhật thêm thông tin bổ ích về Máy CNC, Gia công CNC, Lập Trình CNC.

TƯ VẤN & BÁO GIÁ

Cảm ơn vì đã quan tâm
Vui lòng kiểm tra email để nhận báo giá