8 bước lập trình gia công CNC cơ bản nhất

Nội dung

Lập trình gia công CNC là một trong những bước cực kỳ quan trọng và có tính quyết định đến chất lượng và độ chính xác sản phẩm. Người lập trình cần phải hiểu rõ các mã lệnh cũng như các nguyên công cần thiết và viết thành chương trình CNC. 

Hãy cùng Máy CNC nhập khẩu tìm hiểu lập trình CNC là gì cũng như các bước thực hiện hiệu quả nhé!

1. Lập trình gia công CNC là gì?

Lập trình gia công CNC có thể được hiểu đơn giản là thiết lập các chương trình cho máy CNC thực hiện để gia công tự động các phôi vật liệu thô thành sản phẩm hoàn chỉnh có kích thước và hình dạng mong muốn.

Người lập trình viên sẽ cài đặt cho máy các chương trình CNC gồm các mã lệnh G, mã lệnh M, F, S, T,… Máy CNC sẽ nhận diện chúng và tự động gia công tạo ra sản phẩm. 

Lập trình CNC là một việc đòi hỏi người lập trình cần có trình độ cao, được đào tạo bài bản để có thể hiểu rõ các mã lệnh. Cũng như thiết lập chúng thành các chuỗi lệnh để máy CNC đọc và thực hiện. 

Lập trình gia công CNC

Lập trình gia công CNC

2. Lập trình gia công phay CNC

Lập trình gia công CNC được thực hiện để điều khiển các loại máy phay CNC, máy tiện CNC, máy khoan và taro CNC. 

Hiện nay công nghệ gia công phay chiếm khoảng 75% các phương pháp gia công điều khiển số. Để có thể điều khiển chúng hiệu quả, người lập trình cần nắm rõ các mã lệnh như mã lệnh G trong máy phay CNC, mã lệnh M và các lệnh khác. Bao gồm:   

– Lệnh di chuyển dao: G00, G01, G02, G03 

– Lệnh về hệ tọa độ: G17, G18, G19, G54 – G59, G92 

– Lệnh về tốc độ chạy dao: F, G94, G95, G96 

– Lệnh về tốc độ trục chính: S, G97, M03, M04, M05 

– Lệnh chọn và thay dao: T, M06,…

– Lệnh về các chức năng phụ: M00, M01, M12, M07, M08, M09, M30

– Lệnh hiệu chỉnh kính dao: G40, G41, G42

– Lệnh hiệu chỉnh chiều dài dao: G43, G44, G49

3. Lập trình gia công tiện CNC

Công nghệ tiện CNC chiếm khoảng 25% trong các phương pháp gia công điều khiển số. Nhìn chung kỹ thuật lập trình tiện CNC cũng giống lập trình phay nhưng đơn giản hơn. Bao gồm các lệnh cơ bản để điều khiển  nghĩa các lệnh lập trình cơ bản như: di chuyển dao, thiết lập tọa độ, bù trừ dịch chỉnh dao; lập trình macro và chương trình con…

Các lệnh lập trình gia công tiện CNC cơ bản bao gồm:

– Lệnh di chuyển dao: G00, G01, G02, G03

– Lệnh về chương trình con và vòng lặp: G22

– Lệnh hiệu chỉnh bán kính mũi dao: G40, G41, G42

– Lệnh về chu trình tiện: G7, G72, G76, G80, G82, G83G92

– Lệnh chức năng công nghệ: F, S, T

– Các lệnh chức năng phụ: M2, M3,… M99.

4. Các bước lập trình gia công CNC

Bước 1. Xem xét bản vẽ gia công

Từ bản vẽ sản phẩm cần gia công, người lập trình sẽ liệt kê ra các nguyên công cũng như thứ tự cần thực hiện. Sau đó viết các mã lệnh thành chương trình phù hợp trên máy tính. 

Bước 2. Lựa chọn vật liệu gia công

Sau khi đã đọc bản vẽ cũng như tìm hiểu về các yêu cầu kỹ thuật cần cho sản phẩm. Thì việc tiếp theo đó là lựa chọn vật liệu gia công phù hợp. Cũng như nắm rõ kích thước phôi, thuộc tính, hình dạng và điều kiện ban đầu của chúng. 

Việc này cần phải thực hiện một cách chính xác. Vì nếu chọn sai vật liệu cũng sẽ tốn rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp, nhất là các sản phẩm gia công hàng loạt. Vật liệu phôi cũng ảnh hưởng đến quá trình chọn dao, thiết lập và điều kiện cắt. Các vật liệu khác nhau sẽ được cắt bằng các loại dao khác nhau. 

Bước 3. Chọn cách gá đặt phôi phù hợp

Người lập trình cần hiểu rõ các nguyên công và chọn loại đồ gá phù hợp với phôi. Có thể sử dụng mâm cặp, khối V, bàn nam châm, bàn hút hoặc các loại đồ gá khác chuyên dụng.

Bước 4. Lựa chọn dao cụ gia công

Mỗi nguyên công ở các giai đoạn khác nhau sẽ cần sử dụng loại dao khác nhau. Người lập trình cần hiểu rõ các loại dao và công dụng của chúng để thiết lập lệnh cho phù hợp. 

Lựa chọn dao cụ gia công

Bước 5. Lựa chọn chế độ cắt

Chế độ cắt được thể hiện bởi Feed và Speed. Có nghĩa là tốc độ tiến dao và tốc độ quay trục chính khi cắt. 

Quá trình thiết lập này cần được thực hiện và tính toán tỉ mỉ để tiết kiệm thời gian nhất nhưng vẫn cho ra được sản phẩm chất lượng.

Bước 6. Viết chương trình CNC

Đây là một trong những bước quan trọng quyết định hình dạng, kích thước cũng như tổng thể thành phẩm sau gia công.

Có một số cách viết chương trình CNC như:

  • Lập trình tay
  • Chương trình Macro
  • Lập trình bằng máy tính

Trong các phương pháp trên thì lập trình bằng máy tính mang lại nhiều ưu điểm hơn cả. Việc này mang lại độ chính xác cao và tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Bước 7. Kiểm tra chương trình CNC

Cách phổ biến nhất để kiểm tra chương trình CNC đó là sử dụng các phần mềm mô phỏng máy CNC như NCPlot, SSCNC, CimcoEdit, Vericut,… 

Bước 8. Truyền chương trình CNC

Có một số cách truyền chương trình gia công, thông thường quá trình này được gọi là Nạp chương trình. Sau đó lưu trữ chúng trong bộ nhớ của máy CNC. Hoặc truyền qua dây DNC hay wifi.

Sau 8 bước lập trình gia công CNC thì việc còn lại đó là tiếp nhận chương trình và vận hành cho máy hoạt động.

5. Phần mềm lập trình gia công CNC

Phần mềm CNC là một trong những công cụ chính hỗ trợ cho việc lập trình CNC. Nhờ chúng mà người lập trình có thể hình dung cũng như kiểm tra tính chính xác của các lệnh. 

Hiện nay có 3 phần mềm lập trình CNC được sử dụng phổ biến là:

5.1. Phần mềm SolidCAM

Phần mềm này cho phép người lập trình mô phỏng hình dạng sản phẩm trước khi gia công thực tế. 

Phần mềm có thể tính toán các bước gia công trên mô hình 3D. Sau mỗi bước gia công thành công, lượng dư gia công sẽ được cập nhật tự động và tại bất kỳ giai đoạn nào của quy trình gia công.

5.2. Phần mềm MasterCAM

MasterCAM cho phép người dùng thông qua việc tương tác đồ họa để tạo ra mã code gia công trên máy CNC, những thiết lập về phôi, dao cắt, tọa độ, biên dạng, chu trình gia công, chiều chạy dao,…. 

Ngoài ra MasterCAM còn có thể thiết kế mô hình chi tiết 2D và 3D. 

Phần mềm MasterCAM

5.3. Phần mềm HyperMILL

HyperMILL® là một phần mềm rất phù hợp cho phay mô hình 2.5D, 3D và 5 trục cũng như các hoạt động tiện. Mọi thứ được tích hợp trong một giao diện đơn. Ứng dụng phổ biến đó là phay cánh quạt, blisks, lưỡi tuabin, ống và khuôn lốp,…

Lập trình gia công CNC là một việc không dễ dàng cho người mới bắt đầu. Do đó người lập trình cần phải thuần thục các mã lệnh cũng như các bước lập trình. Ngoài ra cũng cần thực hành chúng thường xuyên để nâng cao tay nghề và kinh nghiệm.

Hãy theo dõi trang Máy CNC nhập khẩu để tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích về Máy CNC, Gia công CNC, Lập Trình CNC.

TƯ VẤN & BÁO GIÁ

Cảm ơn vì đã quan tâm
Vui lòng kiểm tra email để nhận báo giá